Đang tải dữ liệu ... ...
CÔNG TY TNHH LIÊN THẮNG
HOTLINE : 0917-170678

API tăng chi phí cấp giấy chứng nhận

Ngày: (19-06-2016 - 01:50 AM) - Lượt xem: 14584

API tăng chi phí cấp giấy chứng nhận, đảm bảo cho chi phí vận hành và nghiên cứu ...

Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) đã tăng phí cấp chứng chỉ cho Dầu nhớt động cơ vào tháng trước để bù vào chi phí triển khai các hạng mục sắp tới.

Hiệu lực từ 15.12.2015, các ứng dụng mới và phí gia hạn hằng năm là 4.000 USD – tăng lên so với 3.000 USD trước đây – theo thông báo của Viện trong thư gởi các nhà sản xuất được cấp chứng chỉ gần đây. Họ cũng chú thích rõ ràng là chi phí này tính theo chứng nhận, không phải theo sản phẩm, nghĩa là một nhà phát triển thị trường dầu nhớt có thể đệ trình một ứng dụng cho một dãy các sản phẩm. Trường hợp gia hạn, người đăng ký phải báo cáo sản lượng các sản phẩm được cấp chứng chỉ API đã bán ra trên thị trường. Mỗi gallon (khoảng 4 lít) vượt khoảng 1 triệu gallon phải chịu thêm chi phí 0.007 USD, so với 0.005 trước đây.

 

Dầu nhớt được cấp chứng nhận của API sẽ có một hoặc cả hai dấu hiệu chất lượng: chứng chỉ “sao nhiều cạnh” biểu thị cho dầu nhớt đạt các tiêu chuẩn mới nhất được phát triển bởi Hội đồng Tư vấn Kỹ thuật Dầu nhớt Quốc tế (ILSAC), đại diện cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ và Nhật Bản; chứng chỉ “hình nhẫn” biểu thị cho dầu nhớt đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật của API tương tự như ILSAC nhưng bao gồm cả yêu cầu về hiệu quả kinh tế. Việc cấp chứng chỉ API được nhận diện trên nhiều thị trường toàn cầu, bao gồm cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

2 loại dầu động cơ Diesel mới, API CK-4 và API FA-4, sẽ được giới thiệu vào cuối năm 2016, và loại dầu động cơ xăng mới được kỳ vọng tung ra vào đầu năm 2017. “API sẽ phải tài trợ cho một chiến dịch đào tạo các chủng loại dầu mới và tăng số lượng các dầu nhớt được kiểm tra để đảm bảo trên quy mô rộng hơn chất lượng của sản phẩm đã được cấp chứng chỉ và điều đó là cam kết của API”, ông Kevin Ferrick, Giám đốc chứng chỉ và bản quyền dầu động cơ, viết trong thư. “Để bù đắp cho các nỗ lực này, API phải tăng phí.”

Thành phố Washington D.C, nơi đặt Viện cho rằng việc tăng phí cũng cho phép thu hút nhiều mẫu dầu từ thị trường toàn cầu để đánh giá theo cam kết chuẩn API, phổ biến và cập nhật thường xuyên “Danh sách các nhãn hiệu chưa được cấp chứng chỉ”, và có các hành động khác nhằm vào các loại dầu không phù hợp.

“Có đến 19% dầu xá đã “trượt” khi áp dụng các thử nghiệm theo yêu cầu API”. Ferrick viết, “Đây là các dầu sỉ được mua từ các khu vực mà họ tin rằng đạt chất lượng”

Một số nhà pha trộn ở châu Á không hài lòng với cấp độ bắt buộc nhận thức hiện thời của viện, và lo lắng về chi phí. “Mức tăng này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và chúng tôi không có sự lựa chọn khác và buộc phải trả tiền”, một Giám đốc điều hành của hãng sản xuất dầu nhớt tại Singapore, yêu cầu giấu tên, trả lời. “API không cảnh giác khi ép buộc thực hiện việc này, đặc biệt tại Trung Quốc nơi mà các ký hiệu của API được sử dụng mà không có bản quyền. Điều này là không công bằng cho chúng tôi, những người trả tiền để được kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ. Các hãng được cấp bản quyền API chịu trách nhiệm cho toàn bộ các thử nghiệm để chứng minh là phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật API và ILSAC.

Cho đến tháng 1.2015, có tổng cộng 737 hãng được cấp chứng nhận API, trong đó có 189 hãng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tăng lên so với con số 176 vào tháng 12.2014.

BẠN MUỐN HỖ TRỢ NGAY ?

VUI LÒNG NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI BẠN ĐANG SỬ DỤNG VÀO Ô TRỐNG BÊN DƯỚI

Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn!
Hotline: 0917-170678